Ngày 28-11-2013, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi đã được thông qua. Hiến pháp là văn kiện đặc biệt quan trọng, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, là cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta trong thời kỳ mới. Việc triển khai, quán triệt và thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thực hiện Kế hoạch của Đảng đoàn HĐND tỉnh, tại kỳ họp thứ Tám (bất thường), những nội dung cơ bản của Hiến pháp đã được được triển khai, quán triệt đến toàn thể Đại biểu HĐND tỉnh và cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Đại biểu HĐND tỉnh và CBCC, người lao động Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
tham gia quán triệt, tiếp thu Hiến pháp
Hiến pháp mới có 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992. Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa và là kết tinh của các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng phát triển đã được khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp mới có nhiều điểm mới về nội dung và kỹ thuật lập hiến so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc về sự đổi mới, đồng bộ về kinh tế và chính trị; bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thể hiện rõ và đầy đủ hơn; Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thể hiện cụ thể; quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Thanh Mộng